Cài đặt Web Server trên localhost là cài dịch vụ Web Server trên chính máy tính của bạn hay một máy tính nào đó trong mạng nội bộ (LAN) làm máy chủ web, việc này rất cần thiết đối với một Web master do xuyên sửa code hay content cho trang web của mình. Bạn không thể tí tí lại vào Cpanel mà sửa được, việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tốt nhất bạn nên setup Web Server trên máy cá nhân của mình để làm môi trường test, khi có nhu cầu chỉnh sửa hay cài cắm plugin nào đó bạn cứ triển khai trên localhost trước, nếu cảm thấy chạy mượt rồi thì hãy up lên VPS hay hosting như thế an toàn mà lại pro hơn nhiều.
Bạn có thể tham khảo các nhà cung cấp Cloud VPS tốt nhất hiện nay để triển khai web site mà mình đã sử dụng:
Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình Web Server để chạy các trang web viết bằng ngôn ngữ PHP có thể nói đây là ngôn ngữ phát triển web phố biến nhất hiện nay.
1. Cài đặt WebServer trên localhost
Trước đây để triển khai Webserver rất vất vả khi cấu hình Apache, PHP, MySQL, phpMyAdmin để chúng làm việc với nhau. Hiện tại có rất nhiều gói cài đặt đã tích hợp sẵn với nhau chỉ ấn Install chạy vèo vèo một lúc là xong như XAMPP, AppServ, WAMP …
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cài đặt AppServ. Tại sao dùng AppServ ? chỉ đơn giản là mình dùng quen thấy cũng ổn nên cứ thế dùng thôi.
Theo kinh nghiệm dùng Open Source mình hạn chế dùng bản “mới ra lò” cứ mấy bản cũ ổn định mà dùng, bạn download AppServ 2.5.10 về dùng cho chắc cú.
Sau khi tải xong chạy file appserv-win32-2.5.10 chọn tiếp “Run”.
Ấn “Next” để tiếp tục, bạn để giá trị mặc định rồi “Next” tiếp, chương trình sẽ tự động cài Apache HTTP Server, MySQL database, PHP, phpMyAdmin.
- Server Name: nhập vào localhost.
- Administrator’s Email Address: nhập vào admin@localhost.com hay mail bất kỳ tùy bạn.
- Apache HTTP Port: nhập vào cổng mặc định webserver là 80.
Đặt password cho “Root”, đây là User có quyền cao nhất quản lý cơ sở dữ liệu MySQL, do chạy trên máy localhost cứ đặt mật khẩu đơn giản cho tiện thao tác ấn tiếp “Install”
Apache và MySQL sẽ tự kích hoạt, chọn “Finish” hoàn tất quá trình cài đặt.
Kết thúc quá trình cài đặt, mở trình duyệt nhập http://localhost nếu xuất hiện như hình bên dưới là thành công rồi.
2. Cài đặt Wordpress trên localhost
Cài đặt Web Server ok, giờ mình sẽ thử triển khai web site trên localhost coi mần sao. Mình sẽ dùng mã nguồn WordPress bản 3.8.1, các bạn có thể dùng một CMS khác như Joomla, Drupal, Magento … hoặc web bạn tự code.
Trước tiên bạn download Wordpress về sau đó giải nén vào thư mục C:\AppServ\www đây là thưc mục home của WebServer có trang web nào cứ tống vào đó là nó chạy thôi.
Chỗ này mình giải thích một chút về cách viết URL C:\AppServ\www.
- C:\AppServ\www là đường dẫn khi dùng Window Explorer duyệt thư mục. Nó tương đương với http://localhost trên trình duyệt.
- Để chạy website trong thư mục C:\AppServ\www\wordpress3.8.1 thì trên trình duyệt URL sẽ là http://localhost/wordpress3.8.1.
Tham khảo: Cách chỉnh sửa file host trên máy tính để có URL thân thiện hơn.
Tiếp theo, tạo cơ sở dữ liệu bằng phpMyAdmin cho trang web. Trên trình duyệt gõ vào “localhost/phpmyadmin” để đăng nhập phpMyAdmin với tài khoản “root” vừa tạo ở bước trên.
Tạo một CSDL mới có tên wordpress381 ấn “Create”.
CSDL mới được tạo thành công.
Trên trình duyệt gõ vào “localhost/wordpress3.8.1” để cài wordpress, ấn chọn “Create a Configuration File -> Let’s go!”.
Chọn tiếp “Let’s go!”, đến phần khai báo CSDL bạn nhập vào thông tin đã được tạo ở bước trên, ấn “Submit”.
Tiếp tục chọn “Run the install” cửa sổ mới hiện ra yêu cầu bạn khởi tạo thông tin quản lý “Site Title”, “Username”, “Password, twice”, “Your E-mail”. Xong đâu đây chọn “Install WordPress”
Chú ý: nếu Password, twice không được thiết đặt, wordpress sẽ tự sinh ra một mật khẩu ngẫu nhiên, lần đầu tiên đăng nhập bạn nhớ đổi mật khẩu này đi.
Cửa sổ thông báo cài đặt thành công hiện ra, bạn nhớ lưu lại thông tin tài khoản quản trị website chọn -> “Login”.
Trên web browser gõ vào “localhost/wordpress3.8.1” thấy giao diện như bên dưới là thành công rồi.
3. Kết bài
Các bạn thấy đấy việc cấu hình WebServer chạy code PHP khá là đơn giản chì vài cái ấn chuột là xong. Bạn có thể dùng ngay WordPress tự xây dựng cho mình một site xem sao, cộng đồng Wordpress trên thế giới rất hùng hậu bạn dễ dàng tìm được tài liệu hướng dẫn và kiếm cho mình một giao diện ưng ý, blog của mình cũng đang dùng Wordpress đó.
Trên đây một số hướng dẫn tạo Web Server trên Linux bạn tham khảo để biết cài đặt VPS hay Server trên hệ thống thật, cảm ơn các bạn đã theo dõi !