Cũng giống Amazon AWS, Google cung cấp cho chúng ta một hệ sinh thái ảo hóa rất đầy đủ, nó ảo hóa tất cả mọi thứ từ PC, Switch, Router, Firewall… VPS (Cloud Computing) chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ sinh thái này. Với tốc độ truyền dẫn internet ngày càng cao chỉ vài năm nữa thôi các bạn sẽ không còn nhìn thấy case máy tính nữa tất cả chúng ta sẽ làm việc trên “đám mây” chỉ bằng một cái màn hình và bàn phím.
Với kiến thức hạn hẹp, mình hy vọng dùng được 1% trong cái đống Google Cloud là tốt lắm rồi.Xu thế ảo hóa là tất yếu, hãy bắt đầu làm quen với ảo hóa ngay hôm nay bằng việc tạo cho mình một cái “máy tính” trên mây.
Như hướng dẫn trước, sau khi đăng ký Google Cloud bạn đã có $300 trong tài khoản dùng dần trong 12 tháng. Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn “chi tiêu” số tiền này bằng cách tạo VPS Linux và Windows trên Google Cloud.
1. Tạo VPS Linux
Trên Dashboard của Google Cloud Platform bạn vào Compute Engine -> VM Instances
Bạn được chuyển vào giao diện tùy chỉnh cấu hình VPS, một số thông số bạn cần quan tâm.
- Name: hostname của VPS
- Zone: bạn muốn tạo VPS ở EU, US, hay Asia tùy bạn. Việc chọn đặt VPS ở zone nào cũng ảnh hưởng đến số tiền bạn phải bỏ ra hàng tháng, VPS ở US là rẻ nhất.
- Machine Type: chọn CPU, RAM cho VPS, với chi phí đắt đỏ ở trên cloud bạn chỉ cần để RAM 1GB là được rồi website mới chỉ cần thế là đủ dùng.
- Boot disk: bạn chọn hệ điều hành cho VPS, demo mình dùng Ubuntu 16.10 và dùng ổ đĩa SSD dung lượng 15GB.
- Firewall: bạn nên cấu hình tương lửa mở port HTTP và HTTPS cho VPS luôn, chọn Allow HTTP/HTTPS traffic.
Còn lại để mặc định hết. Với cấu hình này bạn sẽ mất khoảng 24/tháng gần hết $300, anh Gồ tính toán vừa khít mới ghê chứ.
Thông số chọn ok, bạn ấn nút Create.
Tạo VPS thành công bạn chỉ cần quan tâm đến External IP (IP Public), đây là IP được dùng để truy cập VPS từ Internet.
Vậy giờ làm thế nào để sử dụng VPS này đây, Google Cloud cung cấp cho chúng ta 2 cách thức để vào VPS
1.1 Truy cập VPS bằng Web Browser
Cách đơn giản nhất, bạn click vào chữ SSH -> Open in browser window, như hình bên dưới.
Truy cập VPS thành công.
Giờ bạn có thể gõ lệnh cài đặt cấu hình VPS được rồi.
Đấy là cách thứ nhất, cách này bất tiện ở chỗ bạn phải đăng nhập vào Google Cloud Platform mới truy cập được VPS nên chúng ta có cách thứ hai.
1.2 Truy cập VPS bằng SSH Key
Muốn truy cập VPS trên của Google bạn phải tạo SSH Key cho VPS.
Bạn cần 2 công cụ hỗ trợ là Putty và Puttygen, bạn có thể download tại đây.
Tài liệu nên tham khảo
Đầu tiên chúng ta cần tạo SSH Key bằng Puttygen trước.
Mở Puttygen lên click vào nút Generate
Gen xong SSH Key trong Key Comment bạn thêm vào nội dung như sau.
- Key: đây là Public Key bạn phải copy chuỗi mã hóa này tí nữa cho lên Google Cloud.
- Key Comment: trong đó thuynh240785 là user truy cập VPS, google dùng luôn địa chỉ mail làm user, phần còn lại sau chữ @ là External IP của VPS.
- Key passphrase: bạn có thể tạo để cho bảo mật hơn, trong demo mình không tạo passphrase.
Sau đó lưu lại Private Key bằng cách ấn nút Save private key để dùng cho Putty, trong demo mình lưu thành file tên là test.ppk
.
Tiếp theo Copy nguyên cái Public key vứt lên Google Cloud. Vào Metadata -> SSH Keys -> Edit
Click Add item, paste Public key vào đây.
Save lại, xong công đoạn thêm key trên google.
Quay trở lại PC bạn mở Putty lên, nhập thông số cấu hình như hình dưới.
- Hostname or ip address: là External IP của VPS.
Vào Auth chọn Private key test.ppk
vừa tạo xong, ấn nút Open tạo kết nối SSH.
Màn hình đen xì hiện ra nhập username vào là xong, kết quả.
Đăng nhậpvào VPS rồi, bạn có thể tạo mật khẩu cho username thuynh240785
cho nó “se cu” nếu muốn, lệnh
sudo passwd thuynh240785
Có chú ý quan trọng
VPS ở trên Google Cloud hay Amazone AWS bạn không dùng được tài khoản root, khi thực hiện lệnh bạn phải thêm chữ sudo đằng trước mỗi câu lệnh.
Xong phần tạo VPS Linux giờ chuyển sang Windows, phần này những bạn kiếm tiền youtube hay chạy tool rất khoái.
2. Tạo VPS Window
Trở lại VM Instances -> Create Instance
Cũng như tạo VPS Linux, chỉ khác ở đây bạn hệ điều hành Window và cấu hình VPS Window của Google bắt buộc dung lượng ổ SSD nhỏ nhất là 50GB còn RAM bạn nên để là 3.75GB
Trong demo mình dùng hệ điều hành Windows Server 2008.
Tạo VPS Window sẽ lâu hơn Linux một chút, kết quả.
2.1 Tạo mật khẩu
Với VPS Window bạn phải tạo mật khẩu trước khi sủ dụng VPS.
Click vào chữ RDP -> Create or reset Windows password
Mật khẩu ngẫu nhiên được sinh ra, bạn lưu lại.
2.2 Truy cập VPS bằng Remote Desktop
Lại click vào RDP -> Download the RDP file
Đây là file dùng để truy cập vào VPS, bạn down về và lưu vào máy mỗi lần muốn vào VPS chỉ cần click vào file này là được.
Nhập mật khẩu bạn được kết quả như bên dưới.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách tự tạo file RDP thủ công như Video hướng dẫn của mình.
Giờ bạn hãy tận hưởng VPS Windows chất lượng của Google đi, muốn cài cắm gì hay chơi MMO cũng được, Còn mình xong việc rồi.
3. Kết bài
Cảm nhận của mình khi dùng VPS của Google, duy nhất một từ “sướng” đặc biệt là Window rất mượt nếu có điều kiện kinh tế bạn nên dùng VPS của thằng này rất đáng đồng tiền. Google mà giảm giá đi chút nữa có phải ngon không, ai hoàn cảnh như mình thì cứ chiến mấy em trên Vultr, Linode hay DigitalOcean thôi ^^.
Bạn nào muốn tạo Web Server trên VPS của Google có thể xem các bài hướng dẫn cài LEMP, LAMP trên site của mình hoặc đợi bài viết sắp tới.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Mình có tạo 1 vps dùng cá nhân thì lúc stop nó thì có bị trừ tiền không ạ. Với lại khi stop thì các dịch vụ và data trong đó có bị mất không
Stop vẫn bị trừ tiền , không mất data. Không muốn bị tính phí bạn phải delete VPS đi
Em dùng sắp hết 300 credit rồi, giờ muốn hủy dùng thử thì làm thế nào ạ.
Sợ nó tự động trừ tiền ở thẻ visa!
Bạn xoá vps đi là nó không tính tiền nữa
em chào anh Thuỷ, em thấy bài viết của anh rất hay và chi tiết, em có 1 câu hỏi mong anh giải đáp ạ!
anh cho em xin hỏi một chút là:
em định sẽ đăng kí VPS Ubuntu 16.04 để treo tool xem youtube nhưng hình như VPS Ubuntu k có giao diện phải không ạ?có cách nào để nó có thể có giao diện để tương tác như của VPS window không anh?
em cám ơn anh!!!
Bạn tham khảo bài viết này xem sao https://www.thuysys.com/server-vps/cai-xfce4-lam-linux-desktop-tren-vps-ubuntu.html
Cho mình hỏi Nếu mình tạo goi tiền thấp nhất, và hết 360 ngày mà còn credits thì tài khoản có thể tạo được vps nữa không ạ
Không bạn ạ
Cảm ơn ạ
Chào bác
Mình dùng 2 hộp thư khác nhau với 2 thẻ khác nhau (cùng mang tên của mình) để tạo google cloud
Như vậy có vi phạm chính sách của họ không ạ
Mong bác hồi âm
Miễn là thẻ có tiền chưa bùng tiền google lần nào thì dùng vô tư.
Bác cho mình hỏi thêm là:
Có cần phải đăng nhập trên 2 máy tính khác nhau nữa không bác?
Bạn dùng cho 1 tài khoản thì được còn nếu mỗi thẻ tạo một tài khoản thì không ổn nhé
Anh ơi, mình tạo 1 máy ảo tốn $30/tháng, dùng xong xóa luôn trong ngày thì nó có tính mình mất $30 không hay chỉ tính tiền theo số giờ mình dùng thôi ạ?
Tính theo giờ bạn ạ
Anh cho em hỏi sau khi dùng hết 300$ thì google nó có tự trừ tiền trong thẻ visa của mình không ?
Đương nhiên nó sẽ trừ trong thẻ
Có cách nào để nó không tự động gia hạn rồi trừ tiền khi anh?
Nó sẽ ko trừ nhé bạn , khi hết tiền , sever ảo sẽ tự dừng . GG nó sẽ hỏi bạn muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ hay ko . Ko thì thôi , có thì nó sẽ trừ và bạn xài tiếp – Tháng sau nữa nó sẽ hỏi tiếp – Nếu bạn trả luôn 1 năm thì nó khỏi nhắc hàng tháng
Chào bạn
mình Sudo apt-get upgrade ko được là sao nhỉ (ubuntu 17.10)
nó toàn báo: Sub-process /usr/bin/dpkg returned an error code (1)
bạn chỉ cho mình làm thế nào để khắc phục được không
Chào Thủy. Mình đăng nhập tới đây thì bị báo lỗi. Nhờ Thủy xem và giúp đỡ.
Link hình ảnh gallerydotmailchimpdotcom/4ceb3003ee420116ed79b098c/images/330a7a91-a07f-4e05-a82c-47f30a3a0a75.jpg
Ý bạn là sao mình không hiểu, nói rõ hơn được không
mình bị y hệt, ko đăng nhập đc
Xin hỏi, mình đăng ký tài khoản VPS Google cloud bằng Gmail của mình, nay muốn chuyển tài khoản VPS Google Cloud đó cho một người khác (thay đổi chủ tài khoản, thẻ thanh toán và các thứ liên quan) thì có được không và bằng cách nào. Xin cảm ơn.
Mình cũng chưa thử đổi email khác nhưng chắc không đc, còn thay đổi thể thanh toán thì vô tư.
Vậy em dùng tài khoản ngân hàng của bất kì ngân hàng nào cũng được ạ.Em cảm ơn anh nhiều
Thẻ thanh toán quốc tế là ok
Anh ơi trong tài khoản ngân hàng khi đăng kí thì có cần tiền trong đó v k anh.Em cảm ơn a nhiều ạ
Bạn cần có ít nhất 1$ để verify, google sẽ trả lại sau khi verify xong
anh ơi cho e hỏi là vps linux này là gần như một máy tính ảo truy cập vào mọi thứ hả anh.Mà k có thẻ thì có tạo được tài khoản trên gg cloud k a.Em cảm ơn anh nhiều ạ
Đúng rồi, nó như cái máy tính để bàn có thể truy cập mọi thứ. Lần trước tạo tài khoản mình khai báo thẻ luôn không nhớ Google có bắt buộc phải phải khai báo thẻ trước hay không.
Gõ sudo su vẫn vào được tài khoản root trên linux bạn nhé
Mình cái script hocvps, mọi thứ đều chạy dc nhưng khi login vào SFTP bằng Filezila để edit/create file thì gặp lỗi /home/domain.com/public_html/as: open for write: permission denied. Mình đoán là do quyền user của mình ko phải là root nên không có quyền write. ko biết làm sao nâng quyền lên root hoặc làm sao giải quyết lỗi này.
sao đến phần set new windows password, nó chạy hoài không ra pass vậy nhỉ?
Mình bị lỗi này là sao hả bạn
We are unable to connect to the VM on port 22. Learn more about possible causes of this issue.
Bạn kiểm tra port 22 trên vps xem đã mở chưa
Anh ơi làm seri bài hướng dẫn đi ạ. tạo vps linux xong em chả biết làm gì nữa.
em muốn tạo một trang web mà chưa biết làm sao trỏ domain về vps được,
Hay là cứ dùng vps win rồi cài localhost lên giống như máy ở nhà ạ?
Gần đây mình cũng bận quá chưa có thời gian làm tiếp, bạn tham khảo các bài viết trong mục Webserver trên blog để biết cách tạo một website với VPS https://www.thuysys.com/category/server-vps/web-server
sao mình tạo xong nó ko có chỗ creat password mà chỉ có set pass thôi ko hiện ra cái bảng để ra pass như cậu nhỉ
Chỉ hiện ra khi tạo vps windows
mình cài EASYENGINE lên vps linux google ko được nhỉ
Mình chưa thử cài, chắc không vấn đề gì đâu
Mình cài thử mà báo lỗi rùi
Lênh này nè apt-get update && apt-get install sudo ca-certificates -y && wget -qO ee rt.cx/ee && sudo bash ee
Mình kết nối với vps nhưng màn hình đen + màn hình cmd. có ai bị giống mình ko :((((
Có thể bạn cài nhầm bản winserver core
Chào bạn, mình tạo vps free trial của google để wordpress blog. Đến phần cấu hình mail thì mình đã mở port trên vps, cấu hình SMTP của Yandex vào WP Mail SMTP nhưng vẫn không gửi mail đc. Bạn cho mình hỏi có phải google chặn không? Lúc tạo vps phần firewall mình thấy chỉ đc tích vào http/https 🙁 Có cách nào khắc phục không bạn?
Cảm ơn bạn đã xem comment của mình.
Ko liên quan gì đến port trên vps bạn nhé, yandex làm smtp nên việc gửi được mail hay ko là do yandex chứ ko do vps.
Cảm ơn bạn.
Anh ơi, em đăng kí xong rồi, creat vps xong rồi mà vào RDP toàn báo không kết nối được là sao anh nhỉ, em ping đến vps thấy vẫn hoạt động bình thường :'(
Bạn kiểm tra firewall xem, Home -> networking -> firewall
Anh ơi, anh có thể add facebook em teamview giúp em được không anh :'(
Bạn làm theo hướng dẫn vướng đâu nhắn mình giúp, mình hướng dẫn rất chi tiết rồi mà.
fire wall cần chỉnh những gì anh nhỉ 🙁
Bạn kiểm tra port 3389 đã mở hay chưa, nếu chưa thì phải add rule trên firewall để mở port
Mở port rồi mà không được anh ạ 🙁
Bạn mở port trên firewall của Google Cloud chứ không phải trên PC của bạn, bạn làm theo các bước bên dưới.
1. Trên VPS Windows telnet port 3389 để kiểm tra xem đã open chay chưa. Cách dùng telnet xem tại đây. Nếu open chuyển sang bước 2.
2. Đăng nhập tài khoản Google Cloud vào Home -> networking -> firewall, add rule để mở port 3389.
3. Trên PC của bạn telnet đến port 3389 của VPS xem open hay chưa.
Đến Bước 3 không telnet được port 3389 thì VPS của bạn lỗi dịch vụ RDP, phải tạo VPS khác.
Anh ơi. Google cloud của em Tiếng Pháp ko đổi qua tiếng anh dc. khi nó tới bước cread thanh toán thì lỗi ko được. có cách nào khắc phục không ạ?
Nó thông báo như nào, có chỗ chuyển sang tiếng anh đó bạn xem kỹ lại đi
Cho em hỏi có thể cài windown bằng file iso trên vps google cloud được không cho tiết kiệm chi phí bản quyền như bên vultr vậy
Rất tiếc là không được
Rất cám ơn Thủy, không biết Thủy ở đâu ( mình ở SG, 43t). Nếu ở gần chắc chắn gặp được (mình cũng có sở thích giống Thủy).
Tiếc quá mình ở hà nội ^^
Chào bạn! Bạn cho mình hỏi làm thế nào để theo ngân sách cho VPS, và khì thì VPS gần hết tiền khuyến mại? cám ơn ban!
Bạn login vào tài khoản goole cloud xem phần thanh toán là biết khi nào hết tiền thôi.
Chào anh
Anh cho hỏi, sau khi đăng kí được km 300$ hả a? vậy sau khi dùng hết thì giá của nó như nào vậy ạ? Thank a
Giá vẫn như giá VPS bạn đang dùng free thôi, chỉ khác là lần này bạn phải bỏ tiền túi ra.
Thế lần đầu đăng kí e tưởng mất 1$ hả a?
Em vừa đọc comment em hỏi ở bài kia, là được hoàn trả lại. Cho e hỏi là bỏ tiền túi là 1$ hả a? 🙂
Thẻ thanh toán của bạn cần có ít nhất $1.
Khống mất đồng nào cả, google sẽ hoàn lại cho bạn sau khi đăng ký xong.
Thank a. Cho em hỏi 1 câu nữa là bây giờ e add web của em vào GG cloud. sau này e mua 1 con VPS khác thì add web này sang VPS đó thì có khó không a? Hay chỉ là những thao tác cơ bản như bình thường ạ?
Bạn đã chạy web được trên google cloud thì việc chuyển web sang VPS đơn giản mà.
làm sao để em có thể tải thêm trình duyệt trên VPS win server 2008 của nó?
Bạn download về cài đặt như trên PC của bạn thôi
Chào thầy Thủy. Bài này quá hay. Tôi đã 76 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời, nhưng lại đang muốn với tay lên trời, VPS là ước mơ của tôi nhưng vì lương hưu còn chưa đủ ăn nên đang cố kiếm tiền trên youtube, khi nào có tiền tôi nhất định sẽ mua VPS và theo lời dậy bảo của thầy. Chúc thầy luôn mạnh khỏe và đạt được mọi ước mơ. Link youtube của tôi là:
tinyurldotcom/ungthu-cancer-ngamthothien
Mong được sự góp ý và hướng dẫn của thầy.
Cháu xem video của chú và có một vài góp ý như sau ạ.
– Theo cháu không nên nhồi nhét tiếng anh vào tiêu đề video làm gì chú ạ gây mất thiện cảm cho người xem. Giống mấy thanh niên cầy youtube vẫn làm.
– Chú không nên gộp nhiều nội dung vào cùng một video, ngâm thơ riêng một video, thể dục dưỡng sinh riêng một video. Sau đó đặt tiêu đề phù hợp với nội dung video
– Nội dung video chú cứ nói tiếng việt cho cháu, Việt Nam 90tr dân tuy số tiền kiếm được trên 1000 view không cao nhưng chỉ cần video thiết thực thì có sức lan tỏa rất lớn và có giá trị mãi sau này.
– Chủ đề chú nên tập trung vào một số từ khóa: các loại ung thư(gan, phổi, dạ dày..), các dấu hiệu của bệnh ung thư, tư vấn chữa trị, các địa điểm hoặc thầy thuốc tốt, phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh ung thư, các nguyên nhân thói quen gây ra bệnh ung thư…
Với chủ đề như đã nói ở trên, 90tr dân Việt chắc chắn đem lại cho chú cả trăm nghìn view là bình thường. Một vài góp ý, chúc chú thành công.
Chào thầy. Cám ơn thầy đã chỉ dẫn rất cụ thể. Tôi xin sửa chữa ngay. Xin hỏi thầy một việc nữa. Nếu một video hoàn toàn tiếng Việt, sau đó dịch thành video tiếng Nga và video tiếng Anh, như vậy một nội dung có 3 video đăng lên youtube. Youtube có cho phép làm như vậy không thầy?
Cám ơn thầy. Chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc.
youtube hoàn toàn cho phép làm như vậy bác nhé.
bài hướng dẫn bên trên là dùng VPS free mà bác. bác cứ đăng ký dùng thôi.
VPS Google Cloud này mình có thể chạy youtube được không bạn? Hay chỉ nên treo web/blog? Cảm ơn bạn
Dùng để chạy web và blog là tốt nhất bạn ạ.