Các bước đăng ký tài khoản và tạo Cloud VPS tại DigitalOcean

Thuộc Top những nhà cung cấp Cloud VPS hàng đầu thật thiếu xót khi không nói đến DigitalOcean.

So sánh về chất lượng thì không kém gì Linode hay VPS ở Vultr. DigitalOcean cũng có Datacenter tại Singapore để cho site Việt Nam có tốc độ truy cập tốt nhất. DigitalOcean cung cấp một số gói đăng ký Cloud VPS giá rẻ giá từ $5 – $20 một tháng, với nhu cầu phổ thông bạn chọn gói tầm $10/mo là đủ dùng rồi. Giao diện quản trị VPS tại DigitalOcean rất thân thiện và có một số tính năng khá thú vị.

Bảng giá SSD VPS tại DigitalOcean

 

1. Một số ưu điểm Cloud VPS tại DigitalOcean

Console Access

Đầu tiên phải kể đến tính năng Console Access không biết DigitalOcean xây dựng như nào nhưng nó giống với KVM Switch chuyên dùng để quản trị hạ tầng tại các datacenter. Bạn có thể làm việc trên VPS cả khi nó đang khởi động như bạn đang cắm màn hình vi tính vào VPS mà không phải cài SSH Server làm gì cho mệt.

Take Snapshot

Tiếp theo là Take Snapshot nếu đã dùng một số phần mềm ảo hóa như VMWare, Virtual PC của Microsoft bạn sẽ thấy nó rất tương đồng.

Với tính năng này bạn có thể tạo bản sao lưu cấu hình VPS một cách nhanh chóng, khi cần có thể restore dữ liệu cho toàn bộ VPS trong một nốt nhạc. Hoặc bạn có thể nhân bản thành nhiều VPS khác nhau có cấu hình giống hệt nhau, hiển nhiên những VPS này phải trên cùng một datacenter nó giống với tính năng Clone trên Linode hay cách tạo snapshot trên Vultr.

Muốn tạo snapshot bạn phải đăng nhập vào DigitalOcean để click chuột tạo bản sao lưu VPS thủ công. Hiện nay DO không cho free nữa mà tính phí 0.05$/GB/tháng.

 

Distributions

DigitalOcean có nhiều Distributions và phiên bản CentOS 5/6/7 Ubuntu 12/14/15/16 từ 32 bit đến 64 bit đều có cả. Hiện tại bản Ubuntu 16.10 cũng đã được cập nhật.

One click apps

Tính năng One-click Apps của DO cho phép bạn triển khai ứng dụng trên VPS một cách nhanh chóng, bạn sẽ không phải ngồi đọc tài liệu cài đặt làm gì cho mệt chỉ cần 1 click là xong. Bộ ứng dụng củ DO rất phong phú bạn muốn cài WordPress hay Webserver LAMP, LEMP, Redis Caching … đều có hết.

Trên đây là một số tính năng mình cho là nổi bật so với các đơn vị cung cấp Cloud Server khác, trên Control Panel của DigitalOcean còn nhiều tính năng khác bạn tự trải nghiệm thêm, giờ bắt tay vào đăng ký VPS xem sao.

2. Cách đăng ký Cloud VPS trên DigitalOcean

Đầu tiên cần truy cập vào trang chủ để mở tài khoản VPS.

Tạo tài khoản DigitalOcean

Nhập email và mật khẩu vào để tạo tài khoản, mật khẩu 8 ký tự yêu cầu độ phức tạp, rồi ấn Create Account.

Sign Up

Bạn sẽ nhận được email yêu cầu xác nhận tài khoản, click vào link bạn đươc chuyển đến trang quản trị tài khoản và được yêu cầu nhập thông tin thanh toán.

Add Credit Card

Có nhiều cách để nạp tiền vào tài khoản của DigitalOcean, qua thẻ tín dụng hoặc nạp tiền qua Paypal đều được, thẻ thì mình hay dùng thẻ Visa/Master của Techcombank hoặc Vietcombank để đăng ký mua VPS.

Bạn điền thông tin thẻ như bình thường sau đó ấn Save Credit Card.

Mình đăng ký thì không thấy trừ tiền trong thẻ nhưng đã có thể khởi tạo được máy ảo dùng bình thường rồi. DigitalOcean cũng áp dụng tính phí theo giờ sử dụng nếu dùng 24h/ngày/4 tuần họ sẽ tính theo tháng. Bạn cần nạp $10 để sử dụng gói RAM 1GB, SSD 30GB, Transfer 2TB.

3. Cách tạo VPS trên DigitalOcean

Tiếp theo ấn vào Create Droplet ở góc phải, thằng này dùng từ Droplet để chỉ máy chủ ảo.
Tạo Cloud VPS trên DigitalOcean
Chuyển vào giao diện tạo Droplet hơi chậm một chút, tiếp theo bạn cần chọn OS và gói cước để khởi tạo VPS. Bạn nào thích mì ăn liền thì chọn One-click Apps để tự động cài một số ứng dụng có sẵn của DigitalOcean. Mình khoái tự cấu hình nên cứ chọn cài OS trắng tinh, sau này quản trị và làm chủ hệ thống tốt hơn.

Chọn hệ điều hành cho VPS
Tiếp theo là chọn Location đặt máy chủ USA, Canada, Hà Lan, Singapore, Đức, Anh muốn đặt ở đâu cũng được nếu trang web hướng đến đối tượng trong nước thì cứ Location Singapore mà táng cho gần quê hương.
Chọn location cho Cloud Server
Còn một số tùy chọn nữa bạn nào mới học quản trị mạng cũng chưa cần qua tâm vội sau này bổ sung thêm cũng được như:

Tạo Cloud Hosting

Cuối cùng là ấn Create để tạo VPS, bạn sẽ nhận được email thông báo thành công trong đó sẽ có thông tin IP Public, User, Pass đăng nhập máy chủ.

Đến đây coi như tạo xong VPS bạn dùng Console Access hoặc Putty kết nối đến VPS làm việc. Nếu chưa biết dùng Putty thì tham khảo thêm hướng dẫn cách dùng PuTTy cơ bản trên thuysys.com.

Thank you !

Leave a Reply