Ở bài trước mình đã giúp các bạn cách sửa file hosts trên Windows và ứng dụng của file hosts trong thực tế. Bài này mình hướng dẫn thêm cách chỉnh sửa file hosts và hostname trên hệ điều hành mã nguồn mờ Ubuntu và CentOS.
Đây là bước cơ bản tiếp theo sau khi cài hệ điều hành, rất cần thiết với các bạn định triền khai webserver cho linux.
Trong linux hostname tồn tại dưới dạng FQDN (Fully Qualified Domain Name). FQDN gồm hai thành phần Hostname + Primary DNS Suffix.
Ví dụ mình có FQDN www.thuysys.com
thì trong đó
www
: là hostnamethuysys.com
: là Primary DNS Suffix.
Như vậy trên linux www.thuysys.com là một hostname đầy đủ.
Xin nói thêm trên hệ điều hành Windows Server Hostname được gọi Computer Name nó chỉ là đoạn www mà thôi, bạn chuột phải vào biểu tượng Computer -> Properties -> Change Setting -> Change.. để xem và thay đổi hostname cho Win server.
Giờ bắt tay vào việc chính thôi, trong bài này mình sẽ dùng hostname www.thuysys.com và hostname sẽ trỏ về IP Address 192.160.50.200.
Trên hệ điều hành Ubuntu 8/10/12/14/16
Xem hostname ta dùng lệnh cat /etc/hostname
hoắc đơn giản là hostname
thôi.
Xem file hosts bạn dùng lệnh cat /etc/hosts
Đổi hostname: dùng lệnh vi /etc/hostname
thêm www.thuysys.com vào file cấu hình.
Đổi file hosts: dùng lệnh vi /etc/hosts
thêm dòng
192.160.50.200 www.thuysys.com
Trên hệ điều hành CentOS 5/6/7
Xem hostname ta dùng lệnh cat /etc/sysconfig/network
hoặc hostname
Xem thông tin file hosts bạn dùng lệnh cat /etc/hosts
Đổi thông tin hostname: dùng lệnh vi /etc/sysconfig/network
thêm www.thuysys.com vào file cấu hình.
NETWORKING="yes" HOSTNAME="www.thuysys.com"
Đổi thông tin File Hosts dùng lệnh vi /etc/hosts
và thêm dòng
192.160.50.200 www.thuysys.com
Chú ý: Nếu dùng lệnh hostname www.thuysys.com
để đổi hostname trên CentOS 7 khi reboot server hostname sẽ tự reset về giá trị ban đầu bạn phải dùng lệnh:
hostnamectl set-hostname www.thuysys.com
Kiểm tra lại
Sau khi thay đổi hostname và file hosts trên server bạn nhớ phải restart lại server bằng lệnh reboot
cập nhật lại thay đổi.
Có thể dùng lệnh cat
để kiểm tra các file cấu hình xem đã cập nhật chưa, hoặc dung lệnh ping để kiểm tra nếu kết quả trả về như bên dưới là thành công.
root@www ~]# ping www.thuysys.com PING wwww.thuysys.com (192.160.50.200) 56(84) bytes of data. 64 bytes from wwww.thuysys.com (192.160.50.200): icmp_seq=1 ttl=64 time=0.012 ms 64 bytes from wwww.thuysys.com (192.160.50.200): icmp_seq=2 ttl=64 time=0.020 ms 64 bytes from wwww.thuysys.com (192.160.50.200): icmp_seq=3 ttl=64 time=0.038 ms
Bạn nhớ thực hiện các bước này khi mua VPS mới hay trước khi setup server, tuy cơ bản nhưng rất quan trọng để triển khai các dịch vụ máy chủ, mong rằng ít nhiều nó sẽ giúp ích cho các bạn.
Anh ơi ,em thực hiện centos7 tren vmware mà sao không ping được tới cái hostserver mà em đặt trước đó
Hostserver là sao mình không hiểu, đơn giản nhất bạn cứ để card mạng cho máy ảo là bright như vậy sẽ hạn chế được các lỗi linh tinh.