Ubuntu cái tên đã trở lên quen thuộc với công đồng mã nguồn mở trong những năm gần đây, với tần suất 6 tháng 1 phiên bản và cộng đồng phát triển hùng hậu, đây thực sự là một đối thủ đáng gờm với CentOS, Rehat hay Fedora… Trước khi bắt tay vào cài đặt mình sẽ giới thiệu qua hệ điều hành Ubuntu một chút để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
1. Giới thiệu hệ điều hành Ubuntu/Linux
Ubuntu là bản phân phối của Linux được tài trợ bởi Công ty Canonical.
Ubuntu luôn có hai bản, một bản dành cho Desktop thường được hỗ trợ phát triển trong 3 năm. Bản thứ hai cho Server có đuôi là LTS – Long Term Support được hỗ trợ phát triển trong 5 năm từ ngày xuất xưởng dùng để triển khai dịch vụ Web Server, Database, Mail Server … Theo thông tin mới nhất từ phiên bản 12.04 bản Desktop và Server đều được hỗ trợ phát triển trong 5 năm.
Ubuntu cũng có thể được cài đặt trên hai nền tảng là 32-bit (x86) và 64-bit (x64)
Nếu so sánh Ubuntu với Windows thì không được hợp lý, đây là hai hệ điều hành được phát triển cho những đối tượng khác nhau, trong bài này mình chỉ mượn Windows cho dễ hình dung hơn thôi.
1.1 Ưu điểm
Bản quyền: Đó sự khác biệt dễ nhận thấy nhất, Ubuntu là hệ điều hành mã nguồn mở đương nhiên là Free hoàn toàn, cài xong Ubuntu là bạn gõ văn bản, vẽ vời, xem phim, lướt Web tẹt ga rồi. Với Winbndows thì ngược lại bạn sẽ phải bỏ một đống tiền nữa.
Linh hoạt, uyển chuyển: Ubuntu là hệ điều hành của bạn 99% theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng bạn có toàn quyền xử nó miễn sao “đủ trình”. Thậm chí bạn có thể biên dịch (compile) lại kernel cho phù hợp với mục đích xử dụng. Với hệ điều hành Windows sự can thiệp sâu là rất hạn chế code của nó được đóng gói hết rồi.
Cũng xin nói lại không ai cho không ai cái gì cả nhà phát triển public 99% nhưng vẫn giữ lại 1% cho bản thương mại.
Độ an toàn bảo mật: Mặc định Ubuntu không dùng quyền Root, tương đương với quyền Administrator trong Windows. Điều này đảm bảo bất kỳ chương trình hoặc kịch bản nào muốn kích hoạt đều phải được Root cho phép.
Từ Windows Server 2000 đến phiên bản Windows Server 2008 khả năng bảo mật của Windows được cải tiến rất nhiều, mặc dù thêm tính năng UAC – User Account Control thì khả năng bảo mật của Windows vẫn là cửa dưới so với Ubuntu.
Cũng vọc một số distro CentOS, Ubuntu, Fedora, Redhat nhưng quả thật mình cũng hiếm khi thấy bị virus nhiều khi cứ nghĩ ClamAV có vấn đề. Trong khi đó Virus trên Windows đó là cuộc chiến không hồi kết bạn sẽ luôn phải chạy đua với những mẫu virus mới, lisence phần mềm anti virus sẽ tiêu tốn kha khá túi tiền của bạn.
Được hỗ trợ của cộng đồng mã nguồn mở hệ điều hành Ubuntu được fix lỗi rất nhanh trong 24h, với Windows thời gian sẽ kéo dài cả tháng trời.
Yêu cầu phân cứng: Ubuntu Server có yêu cầu phần cứng rất thấp, với vi xử lý x86 300MHz , 128MB RAM, 1GB HDD bạn đã một server chạy phè phè rồi. Windows không hổ danh là “gã không lồ” thành ra cái gì cũng khổng lồ bạn xem thêm yêu cầu phần cứng của Windows Server 2008 để biết thêm chi tiết.
1.2 Nhược điểm
Có cộng đồng phát triển lớn hiển nhiên có nhiều ấn bản khác nhau RedHat, SuSE … việc chọn hệ điều hành phù hợp là khó khăn. Do tính mở nhiều người tham gia phát triển các lỗi trên Linux nói chung và Ubuntu nói riêng thường khó phát hiện hơn, thường là lỗi lớn.
Ubuntu không thân thiện với người dùng, kể cả bản Desktop việc cài đặt phần mềm, cấu hình services đòi hỏi bạn phải có hiều biết nhất định về hệ điều hành, bạn phải gõ bàn phím nhiều hơn dùng chuột.
Sẽ phải thật cẩn trọng khi gõ lệnh, linux không có nhiều cửa sổ cảnh báo như Windows chỉ cần gõ Enter là câu lệnh được thực thi tức thì.
Việc quản trị máy chủ còn phức tạp hơn, bạn sẽ phải căng mắt ra để đọc log, các thông tin hiển thị không phải là những cửa sổ lung linh đầy mầu sắc như Windows.
Bạn không thể tìm thấy những công cụ tuyệt vời như Office, Photoshop như trên Windows. Cộng đồng Ubuntu cũng phát triển OpenOffice, GIMP làm đối trọng nhưng có quá nhiều hạn chế.
Tìm kiếm Driver cho Ubuntu cũng là vấn đề nan giải không phải thiết bị nào cắm vào cũng có thể xài được.
1.3 Tóm lại
Ubuntu rất ổn định, tùy biến cao, tốc độ khỏi bản nhưng nó không dành cho người mới. Cộng đồng Ubuntu Việt Nam đang ngày một lớn mạnh hơn, nếu bạn là quản trị viên có nhu cầu nghiên cứu Ubuntu hoặc cài đặt hệ thống máy chủ thì Ubuntu là của bạn.
2. Cách cài đặt hệ điều hành Ubuntu Server 12.04
Bạn download Ubuntu tại trang chủ rồi burn ra đĩa để xài. Quá trình cài đặt Ubuntu bắt đầu, bạn sẽ thấy hình ành như bên dưới và chọn “English”.
Chọn Install Ubuntu Server .
Hỏi chọn ngôn ngữ dùng cho quá trình cài đặt hiển nhiên là “English”
Chọn một vị trí bất kỳ có thể là Viet Nam tùy tâm.
Tiến trình xác định kiểu bàn phín đang dùng để mặc định chọn “No”.
Mình chọn kiểu “English (US)”.
Tiếp tục chọn “English (US)”
Tiếp theo nó sẽ tự dò tìm DHCP Server trong mạng để xin cấp IP Address, mình thường cấu hình IP tĩnh cho server nên chọn Cancel.
Chọn “Configure network manually” để gán IP tĩnh cho máy chủ.
Nhập vào đia chỉ IP, chọn “Continue”.
Nhập vào “Netmask” chọn “Continue”
Nhập vào địa chỉ gateway, đối với mô hình mạng đơn giản gateway, DNS Server thường là địa chỉ IP của modem ADSL, chọn “Continue”
Nhập vào IP DNS Server chọn “Continue”
Bạn đặt “Hostname” cho máy chủ, chọn tiếp “Continue”.
Trong mạng của mình có một DNS Server nội bộ phân giải domain test.com mình nhập vào test.com, để trống cũng ok, tiếp tục “Continue”.
Nhập tên người quản trị máy chủ vào “Full name for the new user” chọn “Continue”.
Và đặt tên account quản trị ví dụ thuysys chẳng hạn vào “Username for your account” chọn “Continue”
Tiếp theo cần tạo mật khẩu cho account thuysys trong ổ “Choose a password for the new user” cố gắng đặt mật khẩu có độ phức tạp và dài hơn 8 ký tự cho bảo mật.
Nhập lại mật khẩu lần nữa
Nếu bạn muốn mã hóa thư mục Home của tài khoản trên server thì chọn “Yes” mình thường chọn “No”
Chọn múi giờ, mặc định là “Asia/Phnom_Penh”
Dùng LVM để phân vùng tự động, nó sẽ tự động phân bổ dung lượng root, swap tối ưu nhất
Chọn ổ đĩa vật lý để phân vùng.
Chọn tiếp “Yes”
Nhập vào dung lượng để tiến hành phân vùng, mặc định sẽ chọn toàn bộ dung lượng đĩa.
Chọn “Yes” để tiếp tục.
Tiến trình cài đặt cứ thế diễn ra, nếu có webserver bạn có thể nhập thông tin vào chọn tiếp “Continue”
Để tối ưu mình hay chọn No automatic updates sau đó update manual sau, cũng không chọn cài software nào cả, chọn “Continue”
“Yes” để cài GRUB Loader
Cài đặt hoàn tất chọn “Continue” máy tính tự khởi động lại.
Giao diện GRUB boot loader, mặc định sau 1 giây hệ thống sẽ tự động đăng nhập.
Đến đây là hoàn tất quá trình cài đặt Ubuntu Server, bạn nhập account quản trị vào rồi tận hưởng thành quả thôi.
3. Kết lại
Đến đây bạn đã hiểu được phần nào về hệ điều hành Ubuntu rồi, căn cứ vào nhu cầu bạn có thể chọn cho mình một hệ điều hành phù hợp.
Thi thoảng đổi gió mình cũng vật con PC ra cài mấy phiên bản mới xem có gì hay ho không, bản thân mình đánh giá rất cao tính ổn định của hệ điều hành mã nguồn mở và sự tối giản của nó hoặc bạn mua VPS rồi thử cài trải nghiệm xem sao.
Cho mình hỏi khi cài mình đang có sẵn 3 phân vùng trên ổ cứng . thì mặc định nó sẽ chon đc phân vùng c không nhỉ
Cài linux bạn phải đinh dạng lại phân vùng nên không dùng mặc định được
Định dạng phân vùng thôi chứ ko cần định dạng ổ đg k bạn
Cả ổ đĩa vì linux không đọc được ntfs
Mình làm theo huong dân của bạn rồi . Nhưng khi làm đến bước cuối cùng khi máy tính khờiđộng lại mình không thấy giao diện Giao diện GRUB boot loader đâu cả . Mà máy tình mình lại khời động lại giao diện của bước 1. bắt mình chọn ngôn ngữ rồi cài đặt lại từ đầu .
Bạn có cách nào giúp mình với .
Bạn dùng vps thì unmount file iso đi, nếu dùng server thường thì bỏ đĩa cd ra
Bạn dùng vps ở đâu
Lỗi do vps vẫn boot từ file iso, ở vultr bạn vào phần quản lý vps chọn server detail -> setting -> customiso sẽ thấy chỗ bỏ file iso ra.