Ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách backup Website WordPress trên hosting, đến bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng bản backup đó để restore lại website khi gặp sự cố.
Tham khảo trước: Cách sao lưu trang web thủ công trên CPanel
Kịch bản:
- Giả xử hacker vào xóa hết code website của bạn và toàn bộ cơ sở dữ liệu.
- Bạn đã sao lưu một bản dự phòng cho website để trong két bao gồm 2 file: .tar.gz (source code) và .sql (database).
Để khôi phục lại website bị xóa bạn làm theo các bước sau.
1. Upload source code lên hosting
Truy cập vào CPanel tìm đến File Manager
Tiếp theo bạn chọn Upload để tải code web lên hosting, bạn kiểm tra lại và phải chắc chắn Document Root của bạn sạch sẽ còn file nào thì xóa hết đi đê khi bung bản backup ra không bị xung đột với các file đang tồn tại. Ví dụ Document Root của mình là public_html/thuysys.com
thì mình clear toàn bộ file trong folder thuysys.com đi.
Chọn Choose File tìm đến file backup source code
2. Restore source code trên hosting
Ok, file backup 01012016_bak.tar.gz đã được tải lên bạn giải nén ra để phục hồi lại website. Nhấn chuột phải vào file chọn Extract.
Chú ý, đảm bảo tất cả các file được bung ra phải nằm trong Document Root bạn nhé.
Bung nén xong vào File Manager kiểm tra trong Document Root đã đủ file được backup trước đó hay chưa.
Chú ý, Với mã nguồn WordPress wp-config.php
là file khai báo thông số kết nối giữa Website với Database, nếu tên db, user quản lý db, mật khẩu truy cập db không đổi thì bạn không cần quan tâm đến mấy thống số này.
Click chuột phải vào wp-config.php chọn Edit để xem nội dung file bạn sẽ thấy chỗ để khai báo các thông số như mô tả bên bên dưới.
define('DB_NAME', 'thuydb'); /** MySQL database username */ define('DB_USER', 'thuy'); /** MySQL database password */ define('DB_PASSWORD', 'uSq9UDUE3RVni');
3. Restore database trên hosting
Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn dùng phpMyAdmin để phục hồi lại database cho website.
Khi bị hacker xóa database hiển nhiên bạn phải tạo lại database trùng tên với database cũ. Bạn nên đăt trùng tên để bạn đỡ phải mất công sửa lại thông số trong wp-config.php
, bạn không nhớ tên db là gì thì đặt tên mới cũng được nhưng phải nhớ thay đổi cả trong wp-config.php
nữa.
Nếu chưa biết cách tạo bạn tham khảo: tạo database bằng phpmyadmin
Click Choose File tìm đến db được backup trước đó có đuôi mở rộng là .sql
Thời gian restore lại database nhanh hay chậm phụ thuộc vào dung lượng của file backup. Phục hồi thành công bạn nhì sang bên trái sẽ thấy đầy đủ các tables cũ của mình.
Nếu bạn đặt dbname, password, user trùng với dữ liệu ban đầu thì đến bước này bạn đã khôi phục trang web thành công rồi.
4. Kết bài
Bây giờ mở trình duyệt lên truy cập lại website xem kết quả. Một câu hỏi đặt ra, nếu trong trường hợp bạn bị mất luôn tài khoản hosting muốn khôi phục lại website trên VPS hay bất kỳ một hosting, máy chủ nào đó thì làm thế nào ? Câu trả lời xin để cho bài sau 🙂 hẹn gặp lại các bạn.